[size=18][justify]
‘Some lives are linked across time
connected by an ancient calling that echoes thought ages’***********************************************************
-Danny ơi!Hôm nay chúng ta đi xem mấy khu chợ cổ ở trên đảo Philae đấy, nghe đồn là bây giờ vẫn còn đông đúc tấp nập lắm.
Cô bạn Tess háo hức lay tôi dậy và liến thoắng đọc mấy lời chỉ dẫn trên quyển Lonely Planet mở trước mặt trong khi thần kinh của tôi vẫn còn trong trạng thái lơ đơ toàn bộ, ôi, ước gì tôi đã ngủ một giấc trên chuyến bay đêm qua, nhưng lúc đó thì tôi lại quá háo hức để có thể chợp mắt, đây là chuyến đi đầu tiên của tôi đến Ai Cập, đất nước mà tôi ngưỡng mộ từ lâu. Kết quả là khí hậu nắng nóng và sự chênh lệch múi giờ khiến tôi ngủ gục suốt 12h đầu tiên. Và bây giò thì đầu tôi đau như búa bổ còn người thì nóng như thể toàn bộ mỡ trong cơ thể đang sôi lên.
Tess vẫn còn ríu rít bên cạnh nhưng tôi chẳng thể hiểu được cô đang nói cái gì. Tôi tự nhủ với mình là không thể bỏ lỡ mất chuyến mua sắm đầu tiên, nên vùng dậy chạy vào nhà tắm. Vặn nước trên vòi hòa sen thẳng vào mặt cho tỉnh táo, nước mát lạnh và thơm mùi Ai Cập làm trái tim tôi leng keng trở lại. Ôi, tôi đang ở Ai Cập, Dường như cả đời tôi chờ đợi được đến đây.
Khi đã tỉnh hẳn khỏi cơn đê mê tôi mới để ý, căn phòng tắm này có một cửa sổ mở rộng nhìn thẳng ra sông Nil, dòng sông huyền thoại, nước màu xanh huyền ảo. Tess lại phấn khích gọi tôi:
-Ngày đầu tiên thăm thú Ai Cập! Danny, cậu sẽ mặc gì?
Tôi với chiếc khăn lông sắp sẵn gần đấy, cuốn quanh người bước ra
-Tớ chưa biết được. Không ngờ Ai Cập còn nóng hơn tớ nghĩ.
Tôi trả lời rồi mở va li của mình ra, tôi đã ngủ say xưa đến nỗi quần áo vẫn còn chưa soạn đồ ra được. Trong khi đó Tess lôi từ trong tủ của mình ra một chiếc mũ rộng vành màu da, mặc vào cái áo sơ mi rộng màu vàng và chiếc quần jean. Tôi nhìn vào va li của mình và quyết định ngay mình sẽ mặc chiếc váy vải lanh màu trắng có điểm xuyết hoa bạc, rất mát mẻ và rất Ai Cập. Chu mỏ thoa lên chút son môi màu hồng Tess quay sang tôi hỏi:
-Trông tớ thế nào, có làm đổ một vài anh Ai cập dễ thương không?
-Tuyệt vời! Tôi nói, thoa một lớp son dưỡng môi lên và cả hai đứa cùng nắm tay nhau xoay vòng vòng một cách phấn khích, có thể người ta sẽ nghĩ chúng tôi bị khùng trong bộ dạng này mất. Nhưng tôi dám cá trong tất cả đám sinh viên Văn hóa cổ đại ở trường không ai có thể yêu Ai Cập hơn bọn tôi nữa. Ngay từ năm thứ nhất, khi gặp nhau, chúng tôi đã cùng phát hiện ra tình yêu lớn đó và cùng quyết định sẽ đi làm thêm mọi nơi, dành dụm tiết kiệm đủ kiểu để có một chuyến đi Ai Cập thực sự kiểm chứng những gì trong sách vở, và đúng thật Ai Cập khác trong sách vở từ ngay những gì đầu tiên tôi có thể cảm nhận. Từ cái không khí khô nóng, tiếng nói cách phát âm của người bản địa đến màu sắc của cát sa mạc và màu của nước sông Nil. Tôi mới hồi hộp làm sao khi khoác lên vai cái túi xách nhỏ và tung tăng cùng Tess ra khỏi phòng. Lát nữa khi ăn sáng xong chúng tôi sẽ nhập vào đoàn khách du lịch từ mọi nơi đến thăm khu chợ cổ nổi tiếng nhất Memphis.
‘Khu chợ mà ta sắp tới đây là một khu chợ cổ nổi tiếng lâu đời của ở Ai Cập, bên cạnh nó tọa lạc ngôi đền Philae cổ kính thờ nữ thần Isis, nữ thần nuôi dưỡng giáo dục các Pharaon vĩ đại của Ai Cập…’
Ngồi trên xe buýt đi ra ngoại ô thành Luxor cổ, mặc kệ cái nắng nóng, tai tôi ù đi chẳng còn nghe anh hướng dẫn viên nói gì, vì giờ đây mắt tôi lại đắm chìm trong cái nhộn nhịp của một Luxor hiện đại nhưng lại pha lẫn cổ xưa. Những người dân mặc những trang phục cổ truyền, áo thô dài, quấn khăn trên đầu, đi lại trên những con phố nhỏ hẹp nhưng lại đây đó thấp thoáng tòa nhà nhiều tầng uy nghi bề thế, rồi những quán cóc, những sạp bán hàng thủ công nho nhỏ được dựng bên cạnh những cửa hàng đồ mĩ nghệ đồ kim hoàn sang cả, đây đó giọng nói chuyện, mua bán ồn ã...


Cái vẻ đẹp mà người ta dễ cho là tạp nham, luôm nhuôm lại rất cuốn hút tôi. Tôi say mê nhìn ngắm cảnh lướt qua trước mắt mình rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, vì từ Luxor đến đảo Philae là một chặng đường dài, khi ra khỏi Luxor thì chẳng còn gì nữa ngoài sa mạc và những đụn cát. Lái xe tăng tốc và tôi quyết định sẽ ngủ một giấc chuẩn bị cho chuyến thăm quan đền Philae tỉnh táo và chỉ thức dậy đến khi xe dừng lại và mọi người lục tục xuống xe… Ôi ta đã đến rồi đảo Philae cổ.

Đây là một khu chợ trời lớn nằm bên cạnh một đền thờ nữ thần Isis bề thế, nữ thần mùa màng và thịnh vượng của Ai Cập, người chăm nuôi các vị Pharaon, khu chợ rất tấp nập, ồn ào náo nhiệt các quầy hàng lớn nhỏ lô xô chen chúc nhau, bày bán đủ mọi loại mặt hàng đủ màu đủ vẻ. Có đủ loại thứ mà người ta có thể tưởng tượng ra. Từ các loại hàng thổ cẩm, vải lanh vải bông trắng, vải lụa đủ màu, các loại đồ lưu niệm đất sét nung, sành sứ, thủy tinh lớn bé, đến hàng đống hương liệu, thảm đài bán dẫn đồng hồ, trái cây, bánh mì nướng…Mùi vị của đủ loại hàng hóa trộn lẫn với vị đặc trưng của các loại hương liệu làm nên một ấn tượng khó tả. Tôi có thể nghe thấy đủ thứ ngôn ngữ hỏi han giá cả, lên giá, xuống giá, kì kèo bớt thêm, nào là tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung,… Nhưng rõ nhất là tiếng Ả Rập, tuy mới chỉ học bập bõm nhưng tôi lại nghe tốt hơn nói nên thấy thực sự là thú vị. Tôi được thưởng thức Ai Cập bằng mọi cách, sờ thấy, nhìn thấy, ngửi thấy và còn nghe thấy nữa… Mọi cảm xúc làm cho tôi quá hạnh phúc đến nỗi bữa ăn sáng nay đã biến đi đằng nào.
Ngay sau đó anh hướng dẫn viên du lịch dẫn bọn tôi vào tham quan khu đền thờ thần Isis cạnh khu chợ. Mặc dù là một đền đã bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh hiều lần nhưng tôi vẫn không tài nào không ngạc nhiên bời kiến trúc trang nhã và uy nghiêm của ngôi đền, Những cây cột, những bức tường trong điện thờ đều được trang trí bởi nhũng bức bích họa, khắp đề thờ là những tấm phù điêu khắc nổi với những kí tự Ai Cập cổ xưa. Theo như những gì tôi được học thì những bức bích họa vẽ trên tường và những cây cột đầu góp phần kể về cuộc sống của người dân Ai Cập vào thời kì của nó, kể lên những câu chuyện sử thi oai hùng, những truyền thuyết linh thiêng về những vị thần và những vị vua Ai cập cổ đại.


‘Thưa quí vị, ngôi đền này là ngôi đền thờ thần Isis cao quí, người mẹ nuôi dưỡng các vị vua Ai Cập, bà là vợ của thần Osiris-thần cai quản cõi chết. Theo các nhà nghiên cứu các phù điêu khắc trong điện thờ thì đây là công trình đầu tiên của một vị Pharaon trẻ mới lên ngôi xây dựng để tôn vinh nữ thần Isis…’
Thì ra đây là công trình đầu tiên của vị Pharaon trẻ bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình dành cho các vị thần khi mới lên ngôi. Tôi nhớ rằng các công trình đầu tiên này là rất quan trọng với bất kì vị vua nào. Khi lên ngôi, công trình đầu tiên được xây dựng qui mô và đẹp đẽ tráng lệ bao nhiêu thì uy danh của vị vua càng lớn bấy nhiêu.

Nhìn các bức bích họa tỉ mỉ công phu trên tường, dù bị thời gian ăn mòn đi khá nhiều nhưng chúng vẫn thực sự là những kiệt tác, và nhìn vào cấu trúc uy nghiêm, tráng lệ trong điện thần cũng có thể thấy được khi lên ngôi vị vua trẻ này thật quyền lực biết bao, vương triều của anh ta chắc hẳn là rất hùng mạnh. Nghe người giới thiệu nói khi lên ngôi vị vua này mới chỉ tròn 19 tuổi, anh ta hơn mình 2 tuổi, những con người cổ đại thật tài giỏi mặc dù chưa được sự trợ giúp của nền khoa học tiên tiến như ngày nay. Tess phá vỡ sự tưởng tượng của tôi bằng cách kéo tôi vào trong điện thờ cùng đám du khách. Ở đây người hướng dẫn viên lại đang chỉ trỏ vào một bức bích họa tuyệt đẹp khác trên tường và nói
‘Đây chính là bức bích họa nói về lễ nhập thần của điện thờ, trong đó vị vua đóng một vai trò rất quan trọng…’
Trên bức bích họa vẽ vị vua đang làm lễ trước nữ thần Isis, Thường thì sau đó nữ thần sẽ trao cho vị vua một dấu hiệu nào đó để dẫn đường cho vị vua mới trị vì đất nước một cách sáng suốt, không biết là có vị vua nào đã từng nhận được dấu hiệu không, vì sử sách không thấy ghi chép gì lại cả. Có thể đó chỉ là một nghi lễ thôi. Những khách du lịch lại đi tiếp vào trong theo người hướng dẫn viên, Tess muốn chụp lại bức bích họa này làm tư liệu nên tôi ở lại với cô. Khi Tess tiến lại gần bức bích họa để lấy một góc chụp gần hơn với khuôn mặt của vị vua, cô vô tình trượt chân và ngã dúi vào bức tường. Ôi, chúng tôi như đứng tim, Tess không sao, nhưng quan trọng là bức bích họa không sao cơ, vì nếu chúng tôi vô tình làm hỏng nó thì thật là một thảm họa. Tôi nhón chân lên nhìn vào chỗ Tess đã cắm đầu vào xem xét. Tấm ni lông trong suốt phủ bên ngoài để bảo vệ đã bị máy ảnh của Tess làm thủng một lỗ, nhưng không biết bức bích họa có bị sứt mẻ gì không, Vì không đủ cao để nhìn qua lỗ thủng trên tấm ni lông tôi liều với tay lên sờ qua lỗ thủng, tôi chạm vào bức tường đá mát lạnh nơi vẽ bức tranh, nhưng không cảm nhận thấy vết sứt mẻ nào cả mà chỉ là một gờ chạm nổi của chiếc quyền trượng Pharaon cầm trên tay. Tôi nói với Tess
-May quá, bức tường không hề hấn gì đâu.
Ôi… Tess thở phào nhẹ nhõm, chỉ mới vừa nãy thôi, khuôn mặt cô thất thần như vừa làm rơi chính tính mạng mình vậy. Chúng tôi yên tâm đi tiếp theo chân đoàn người đã đi sâu vào trong thần điện
Phía trong hành lang dẫn vào điện chính không còn được ánh sáng mặt trời chiếu sáng nữa, hành lang trông có vẻ tối hơn và sâu hơn, được thắp sáng bởi ánh đèn điện, chắc hẳn người ta phải tính toán kĩ càng để những đường dây điện không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi đền , Hai bên hành lang rộng cũng được vẽ toàn những loại hoa văn và kí tự cổ và cứ khoảng một hai mét lại có các cột nhỏ nâng những cái chậu đá được đẽo khắc công phu, chắc để đựng dầu thắp sáng hành lang khi xưa. Vì kín bên trong ngôi đền, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và ánh sáng mặt trời thường xuyên nên những kí tự hình vẽ và hoa văn trên các bức tường ngày một sắc nét rõ ràng, chúng đẹp tuyệt vời và những chi tiết dường như còn nguyên vẹn qua ngần ấy thời gian chứng tỏ bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ Ai Cập cổ đại.

Tôi dán mắt vào ngắm nhìn chúng mà không thể dứt ra trong khi Tess lại lân la tán tỉnh người hướng dẫn viên đang thuyết minh làm anh ta nói hớ mấy lần, tách ra khỏi đoàn khách tôi bị các bức bích họa ở cuối đoạn hành lang cuốn hút, thật tuyệt vời là chúng còn ở trong trạng thái hoàn hảo, màu vẽ như mới, không hề có chút biểu hiện nào của sự phai nhạt theo năm tháng… Họ còn không đặt cả những tấm ni lông che phủ bảo vệ bên ngoài. Tôi cúi nhìn sát vào bức hình và tưởng như mình còn nghe được mùi mực vẽ thoang thoảng quanh đây, chắc những bức tranh này mới được người ta phục chế lại. Đây đã là cuối hành lang rồi chắc chắn căn phòng được mở ra trước mặt kia là điện thần chính. Mặc kệ Tess với những vị khách khác tôi không thể ngăn mình ngó qua một cái được.
(to be continue) dài quá nhỉ? Tính em dài dòng mà, xin mọi người kiên nhẫn!
