Hàng may mặc
Quần áo vật liệu Khí hậu Ai Cập với mùa hè nóng và mùa đông ôn hoà nên quần áo làm từ sợi thực vật được sử dụng rộng rãi, chủ yếu là vải lanh và trong thời La Mã đôi khi sử dụng vải bông(cotton), một nhập khẩu từ Ấn Độ . Lông cừu đã được sử dụng ở một mức độ thấp hơn và hiếm khi được người Ai Cập sử dụng.
Một lượng nhỏ lụa được giao dịch với khu vực phía đông Địa Trung Hải có thể sớm nhất là vào nửa sau của thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và dấu vết của lụa đã được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập.
Da động vật, tất cả loại da beo, đôi khi được mặc bởi các linh mục và các vị vua trong vai trò của họ như là công chức đầu tiên của thần. Trang phục như vậy được tìm thấy trong lăng mộ của Tutankhamen và được mô tả khá thường xuyên trên các bức tường của những ngôi mộ Ai Cập. Tại thời điểm đó, các vị vua và hoàng hậu mặc trang phục nghi lễ trang trí bằng lông vũ.
Sản xuấtĐối với một mô tả chi tiết hơn về ngành sản xuất vải cho ta thấy, ở Ai Cập cổ đại, chất liệu được sử dụng rộng rãi nhất là “lanh”.
Các giai đoạn đầu tiên của sản xuất vải lanh đã được thực hiện bởi những người đàn ông: họ thu hoạch cây lanh, sau đó đem vào các nhà máy rồi đập nát,tiếp theo se chúng thành sợi. Giai đoạn tiếp theo – dệt vải lanh thường được thực hiện bởi những người phụ nữ: khi sợi dệt được đặt trên khung dệt, có các chiếc chốt cắm trên khung dệt ở các góc và những người thợ dệt phải ngồi bệt trên sàn nhà để dệt.
Cảnh các thợ dệt đang dệt vải
Khi may quần áo cần rất nhiều lao động và phải có nghệ thuật trong việc may quần áo để phù hợp với nhiều lứa tuổi. Có những người chỉ trang trí đơn giản, gồm một họa tiết hình chữ nhật trag trí xung quanh cơ thể và được tổ chức với nhau bằng một vành đai. Vải thường được viền lại để khỏi bị tua sợi.
Các công cụ được sử dụng như là dao và kim đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Lưỡi dao được làm bằng đá trong thời kỳ đồ đá mới, sau đó từ đồng, từ thiếc trong Trung Vương quốc và cuối cùng từ sắt; còn có loại dao làm bằng đá lửa, trong đó có các cạnh sắc nét hơn so với những cái làm bằng sắt, tiếp tục được sử dụng và “tuyệt chủng” hẳn từ thời La Mã.
Thời trangTrang phục của người đàn ông Ai Cập cổ đại: Thường để trần phần trên, phần dưới quấn quanh thân một miếng vải thường được làm từ vải phíp hay da thú, đính lại ở phần ngang mông hay ở thắt lưng gọi là skhen-ti (kilt). Để thể hiện đẳng cấp xã hội và giai cấp, đàn ông quý tộc thường có thắt thêm một miếng vải khác màu để tạo thành những xếp nếp. Những kiểu váy quấn này rất phù hợp với người Ai Cập, không đòi hỏi nhiều công sức, không có đường may đơn giản tất cả đều được quấn một cách khéo léo và tinh tế. Trang phục skhen-ti thường ổn định trong cả thời cả đại Ai Cập. Chiều dài của kilt rất đa dạng, trong Old Kingdom thì ngắn và dài đến bắp chân trong Middle Kingdom, tại New Kingdom thì thường được bổ sung với áo không tay hoặc áo choàng dài.
Tại Old Kingdom thì trang phục có các nếp gấp theo chiều ngang. Tại New Kingdom các nếp gấp thường thẳng đứng nhưng sự sắp xếp lại khá phức tạp. Tại Middle Kingdom thì quần áo có ba loại nếp gấp : một phần có nếp gấp sắp xếp cách nhau một vài cm, phần khác có các nếp gấp rất nhỏ hẹp và một phần thứ ba là V-khuôn mẫu, với các nếp gấp ngang và dọc xen kẻ nhau. Tại Later Period thì hầu như không còn nếp gấp.
[You must be registered and logged in to see this link.]Một số trang phục của người đàn ông Ai Cập cổ. Từ trái sang:Old Kingdom, Middle Kingdom, New Kingdom và Later Period. Trang phục của phụ nữ Ai Cập cổ đại: họ mặc váy dài từ ngực đến mắc cá và mang áo choàng. Một số người để ngực trần.
Áo của phụ nữ bao gồm loại áo mặc một hoặc cả hai vai hoặc mặc cùng với dây đai, áo dài từ cổ đến ngực. Một số áo có tay ngắn và một số thì không có tay áo. Một số áo phù hợp thì có thể rất kín hoặc khá lỏng lẻo.
Váy của phụ nữ được trang trí với các chuỗi hạt. Họ che hết ngực hầu hết mọi thời gian. Mặc dù trong các trường hợp cho phép họ để ngực trần.
[You must be registered and logged in to see this link.]Một số trang phục của người phụ nữ Ai Cập cổ