Thơ Đường Luật mặc dù khó làm nhưng rất hay /Thất Ngôn Bát Cú là dạng chuẩn của Đường Luật.
Bài văn viết có Mở Bài, Thân Bài, Kết Luận thì Thất Ngôn Bát Cú có Đề, Thực, Luận, Kết. Trong đó:
- Đề (2 câu đầu): Như mở bài của văn viết và gồm một câu Phá Đề (mở đề) với một câu Thừa Đề (vào đề).
Ví dụ:
Vô tình chân bước dạ lơ mơ
Chốn vắng cảnh khuya nguyệt sáng mờ
- Thực (2 câu tiếp theo): Nói nôm na là "tả thực" cái mà mình vừa "Đề" ở trên. Hai câu này cần đối nhau cả Từ lẫn Thanh (bằng, trắc).
Nói thì thấy khó, nhưng nếu để ý sẽ thấy chính vì yêu cầu đối này mà ta có một cách "tả thực" rất chặt chẽ và tinh tế. Tất nhiên là cố được đến đâu tốt đến đó, cố nhiều hay nhiều, cố ít hay ít, không cố... vẫn hay!
Ví dụ:
Một bóng trăng treo hình trống trải
Vài con dế hát tiếng vu vơ
- Luận (2 câu tiếp theo nữa): Cũng lại nôm na là "suy luận" là mở rộng... và cũng phải đối cả từ lẫn thanh (lại khó nữa ).
Ví dụ:
Không người cố thức càng hiu hắt
Có rượu toan say vẫn thẫn thờ- Kết (2 câu cuối): Hai câu này dùng để "kết" cũng có khi dùng để... chửi! . Cụ Trần Tế Xương chả chửi là gì:
"Mẹ cha thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
(Thương vợ)
May quá, 2 câu này chả cần đối nhau viết thoải mái!
Luật Bằng - Trắc, trong thơ Đường Luật rất quan trọng ở trật tự Bằng và Trắc . Trật tự bằng trắc giữa các từ trong một câu và trật tự bằng trắc giữa các câu với nhau cũng có quy đinh. Hato up thử 1 đoạn thơ của mình trong 4runn ''Và .........sẽ gặp được người ở đó
Rồi bên nhau vượt qua ngàn sóng gió
Để đích cuối cùng là hạnh phúc mãi bên anh
Và rồi giật mình : "điều ước quá mong manh
Vì anh là người trong thần thoại
Vì em không có mái tóc vàng mềm mại
Cũng chẳng có đâu làn da trắng mịn màng
Đôi mắt em không xanh suốt dịu dàng
Thì làm sao giống Carol - người anh iu thương nhỉ'' *** Tuy nhiên để phân màu chư đối thì hơi \/ất / mọi người chỉ làm đơn giản thôi như hato nhé!